Theo đó, phân cấp giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý 178 công trình trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp quản lý 365 công trình trên địa bàn tỉnh.
Trách nhiệm của các đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (chủ quản lý công trình thủy lợi) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Thủy lợi.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ban quản lý khai thác các công trình thủy lợi Kon Tum và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố sớm triển khai việc bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng các công trình thủy lợi được phân cấp quản lý theo quy định tại Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; đề xuất phương thức khai thác công trình thủy lợi do đơn vị quản lý (đặt hàng, đấu thầu) theo quy định tại Điều 23 Luật Thủy lợi, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Đối với các công trình đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng trong những năm tiếp theo: Ủy ban nhân dân các các huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo danh mục công trình về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung danh mục công trình phân cấp quản lý cho các đơn vị.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc điều chỉnh danh mục các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo tiêu chí phân cấp.
Xem chi tiết Quyết định tại đây.