Nội dung chính của kế hoạch:
Công tác tổ chức thi hành Luật thanh tra, bao gồm: Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy; chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc tuyên truyền, tập huấn về Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tình hình, kết quả thực hiện các quy định của Luật thanh tra và văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tâm là các quy định về: vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; tổ chức và hoạt động thanh tra trong các cơ quan khác của nhà nước.
Tình hình, kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra, gồm: Cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan và thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan và thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; cộng tác viên thanh tra; đối tượng thanh tra; các chủ thể khác có liên quan.
Tình hình, kết quả phối hợp trong hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra giữa các cơ quan thanh tra nhà nước các cấp, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan chức năng thuộc Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan kiểm tra của Đảng và Mặt trận Tổ quốc các cấp.
Đánh giá sự tuân thủ, phù hợp giữa các quy định của Luật thanh tra so với Hiến pháp năm 2013 và các luật khác, nhất là các Luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, bất cập của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra; xác định và phân tích rõ nguyên nhân của hạn chế, bất cập; đề xuất, kiến nghị cụ thể nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành...