Ngoài ra, xử lý và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp vi phạm vi theo quy định pháp luật hiện hành; hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về kiểm định kỹ thuật an toànvà các quy định pháp luật về sử dụng, xử lý sự cố an toàn tại nơi làm việc; tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động chết người, nhanh chóng làm rõ nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định pháp luật; kịp thời phối hợp với người sử dụng lao động và Bảo hiểm xã hội tỉnh hỗ trợ và giải quyết chế độ tai nạn lao động cho nạn nhân và gia đình.
Yêu cầu UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người lao động và Nhân dân nâng cao ý thức tuân thủ những nội quy, quy định về an toàn trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; cảnh giác phát hiện những nguy cơ về tai nạn và cháy nổ để kịp thời thông báo đến cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm, có biện pháp loại trừ và phòng ngừa tai nạn, cháy nổ xảy ra; đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tăng cường tự kiểm tra về công tác an toàn lao động, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về an toàn lao động, đặc biệt là quy định về sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (nếu có); Đồng thời, giao Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum tăng cường phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các đơn vị, địa phương để chủ động thông tin tuyên truyền, nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp nhằm đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; thực hiện nghiêm quy định về sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.