Đăng nhập
Thứ 6, ngày 26 tháng 4 năm 2024 TimKiem
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
9971046
HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Tăng cường phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue và bạch hầu
6/30/2020 9:34:41 AM     
Ngày 30/6/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 2314/UBND-KGVX về tăng cường phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue và bạch hầu. Theo đó:

Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và bạch hầu, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc, khẩn trương triển khai một số nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, các địa phương cần huy động cả hệ thống chính trị, khẩn trương, tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXHD và bạch hầu:

- Kiện toàn/thành lập/thành lập lại các Đội xung kích; tổ chức và duy trì Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn theo hướng dẫn của ngành Y tế.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, tổ chức họp để khẩn trương triển khai công tác phòng chống, khống chế kịp thời dịch bệnh; đối với bệnh bạch hầu cần tổ chức cách ly y tế các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc gần với hình thức cách ly phù hợp; tổ chức cách ly vùng dịch theo đề nghị của đơn vị y tế địa phương khi cần thiết. Tổ chức triển khai đầy đủ các hoạt động đáp ứng khi có ca bệnh, ca nghi bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của ngành Y tế.

- Thường xuyên tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp (hàng tháng đối với địa phương có số mắc thấp, hàng tuần đối với địa phương có số mắc cao hoặc xu hướng tăng cao) và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn (đối với cấp huyện), phụ trách hộ gia đình (đối với cấp xã) để tăng cường trách nhiệm trong triển khai thực hiện.

- Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người dân. Tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, nhà cửa, trường học… nhất là vùng có ổ bệnh và vùng liên quan. Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch đối với tất cả các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng nói chung và vắc xin phòng bệnh bạch hầu nói riêng; tích cực và tuân thủ việc tiêm vắc xin Td theo hướng dẫn của ngành Y tế để phòng bệnh bạch hầu cho bản thân và cộng đồng.

- Thường xuyên tổ chức các đoàn công tác, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Xử lý nghiêm các cá nhân, hộ gia đình không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Hỗ trợ kinh phí cho các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế, Đội xung kích để tổ chức triển khai kịp thời công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh cũng như xử lý ổ dịch tại địa phương.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để dịch bệnh lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.

2. Sở Y tế

- Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXHD và bạch hầu trên địa bàn tỉnh; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Nắm chắc các ổ dịch hiện có và mới phát sinh, phát hiện sớm các trường hợp bệnh và nghi ngờ bệnh để cách ly, điều trị, điều trị dự phòng, khoanh vùng, xử lý ổ bệnh kịp thời, đúng quy định nhằm khống chế không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng trong cộng đồng.

- Thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương. Báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, tổ chức còn thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

- Chủ động triển khai tập huấn, các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao trách nhiệm của các địa phương, cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh SXHD và bạch hầu tại cộng đồng. Xây dựng và cung cấp tài liệu truyền thông phòng chống dịch bệnh cho các địa phương để nâng cao công tác tuyên truyền.

- Huy động mọi nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, bảo hộ... để điều trị kịp thời và đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.

- Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, chủ động phối hợp với Sở Tài chính đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp bổ sung kinh phí thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.

- Cập nhật thường xuyên, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh và kết quả triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh về Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường Cao đẳng Cộng đồng: Phối hợp với ngành Y tế triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh SXHD và bạch hầu; huy động cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia tích cực vào Chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh tại gia đình và cộng đồng. Tuân thủ tiêm chủng và điều trị dự phòng bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của ngành Y tế.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, Cổng Thông tin điện tử tỉnh:  Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXHD và bạch hầu. Chú trọng tuyên truyền vào các giờ cao điểm tình hình dịch bệnh; triệu chứng, sự nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng chống để nâng cao nhận thức, người dân tự giác và chủ động phòng chống dịch bệnh; hướng dẫn phát hiện sớm dịch bệnh để người dân tích cực, chủ động phòng chống và đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị khi vừa có dấu hiệu mắc bệnh.

5. Các Sở, ngành, đơn vị khác: Theo chức năng, nhiệm vụ, tích cực phối hợp và tham gia cùng ngành Y tế; vận động công chức, viên chức và người lao động tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Phối hợp với ngành Y tế và chính quyền địa phương tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Văn phòng UBND tỉnh  
Bài viết trước:
Icon  Xử lý Dịch tả Châu Phi trên địa bàn huyện Ngọc Hồi
Icon  Đảng bộ Văn phòng UBND tỉnh Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Icon  Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.
Icon  Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết Dengue.
Icon  Trao quyết định điều động và bổ nhiệm 04 cán bộ thuộc Văn phòng UBND tỉnh
Icon  Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh.
Icon  Tiếp tục triển khai tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến các cấp.
Icon  Triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19
Icon  Văn phòng triển khai Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020
Icon  Tăng cường giải pháp nâng cao Chỉ số đánh giá phòng, chống tham nhũng (PACA INDEX).
Thông báo

Best Replica Watches audemars piguet replica

Trang chủ        |      Đăng nhập      
 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
    Chịu trách nhiệm:  Nguyễn Đăng Trình; Chức vụ: Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum. 
    Địa chỉ: 492 Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Email: vpubnd@kontum.gov.vn;vanthu-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02603862320
    Bản quyền thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum
Chung nhan Tin Nhiem Mang