Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện một số nội dung:
Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh; phổ biến, quán triệt nội dung Nghị định số 22/2017/NĐ-CP bằng các hình thức phù hợp đến các cơ quan tư pháp, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp để tham mưu UBND tỉnh giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý chuyên ngành đối với hoạt động hòa giải thương mại cho Sở Tư pháp.
Thực hiện việc công bố thủ tục hành chính về hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và các điều kiện khác để đảm bảo việc đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc, đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài (đối với Trung tâm trọng tài bổ sung hoạt động hòa giải thương mại) tại địa phương được thuận lợi, kịp thời; lập và công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc, tổ chức hòa giải thương mại theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP (sau khi Kế hoạch được ban hành); theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 22/2017/NĐ-CP; kịp thời có biện pháp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đồng thời, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp việc triển khai thực hiện theo quy định./.