Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu: Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch (dự toán kinh phí hàng năm) và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, và tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc rà soát, bổ sung, thay thế danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh; tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định hiện hành. Định kỳ hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh theo quy định (trước ngày 20/11).
Công an tỉnh tổ chức vận động, phát huy vai trò và thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của ngành. Đối với các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh-trật tự, giao Công an chủ trì, xây dựng kế hoạch cụ thể để vận động người có uy tín phục vụ công tác phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức vận động, phát huy vai trò và thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của ngành.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các ngành, địa phương hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sở Tài chính phối hợp với Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí Đề án theo quy định của Trung ương.
Các sở, ban, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ban Dân tộc lồng ghép thực hiện các hoạt động liên quan góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
UBND các huyện, thành phố: Giao cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện là bộ phận thường trực, chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, quản lý, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để lựa chọn các hoạt động trong kế hoạch cho phù hợp. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng (trước ngày 20/6), năm (trước 10/11) gửi về Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tham gia công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số và giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.