Đăng nhập
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024 TimKiem
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
9976815
HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến về phát triển cây dược liệu
4/13/2017 8:24:07 PM     
Sáng ngày 12/4, Văn phòng Chính phủ phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị trực tuyến về phát triển cây dược liệu.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị từ điểm cầu tỉnh Lào Cai. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ ngành liên quan; Ban Chỉ đạo Tây Bắc. Hội nghị được kết nối với điểm cầu Văn phòng Chính phủ và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum
 
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có các đồng chí: Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; A Pớt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Kring Ba - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các Công ty, Doanh nghiệp trồng, chế biến dược liệu trên địa bàn.
 
Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng. Cộng đồng các dân tộc có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng và sử dụng các loài cây, con làm thuốc. Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc; trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu, như: Quế, Hồi, Hòe, Nghệ, Actiso, Sa nhân, Thảo quả …
 
Việc nuôi trồng cây dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3 - 5 lần so với trồng một số loại cây trồng nông nghiệp khác.
 
Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu ở Việt Nam là rất lớn, bao gồm: Hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT gồm có: 63 Bệnh viện YHCT công lập; hệ thống bệnh viện đa khoa có khoa YHCT hoặc tổ YHCT;  khoảng 80% Trạm Y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT và gần 7000 cơ sở hành nghề YHCT tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh; có 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được cấp số đăng ký lưu hành. Nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước ước tính khoảng 60.000 – 80.000 tấn dược liệu, trong đó các rất nhiều dược liệu có tiềm năng nuôi trồng trong nước.
 
Hội nghị nhận định, mặc dù trong thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển dược liệu nuôi trồng trong nước, nhưng việc nuôi trồng dược liệu trong nước chưa có quy hoạch và định hướng phát triển của từng địa phương, vẫn mang tính chưa chủ động, chưa trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh mạnh, khó khăn trong quá trình hội nhập; nhiều loại dược liệu quý bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng... Các đại biểu cho rằng, để tăng cường công tác phát triển dược liệu trong thời gian tới, cần có giải pháp tổng thể từ khâu nuôi trồng, thu hái, bảo quản, chế biến, sản xuất, xuất nhập khẩu đến sử dụng.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu tại Hội nghị trực tuyến từ điểm cầu tỉnh Kon Tum
 
Phát biểu tại Hội nghị từ điểm cầu tỉnh Kon Tum, đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo sơ bộ điều kiện tự nhiên, và tiềm năng; những hạn chế yếu kém và định hướng, giải pháp phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
 
Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho chủ trương thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển dược liệu quốc gia đặt tại tỉnh Kon Tum trên cơ sở Trung tâm Quốc gia nghiên cứu Sâm Ngọc Linh của Bộ Khoa học và Công nghệ; cho chủ trương thực hiện thí điểm đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với lĩnh vực mua dược liệu phục vụ sản xuất thuốc và chữa bệnh. Về lâu dài, đề nghị Chính phủ có cơ chế chính sách ưu đãi để nuôi trồng, thu mua, buôn bán, sản xuất dược liệu trong nước; cho phép các cơ sở khám chữa bệnh được liên kết với tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng tạo đầu ra cho dược liệu; có cơ chế vay vốn ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến dược liệu.
 
Ngoài ra, đề nghị Bộ Y tế cho phép Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ký kết Chương trình phối hợp với tỉnh Kon Tum để triển khai Chương trình đầu tư phát triển vùng dược liệu trọng điểm Quốc gia tại tỉnh Kon Tum; phối hợp nghiên cứu về giống, các thủ tục cấp giấy chứng nhận về trồng trọt, thu hái theo tiêu chuẩn GDCP tại tỉnh Kon Tum để mở rộng quy mô phát triển dược liệu cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu...   
        
 
Kết luận Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao một số địa phương đã có nhiều đóng góp vào sự thành công trong phát triển dược liệu. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển dược liệu với kho tàng dược liệu lớn, phát triển dược liệu không những góp phần XĐGN mà còn làm giàu cho người dân. Vì vậy, ngoài các nhóm giải pháp về đổi mới thể chế, chính sách; về kiện toàn tổ chức, quản lý từ trung ương đến địa phương; tăng cường phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng về dược liệu; về Khoa học - công nghệ; thông tin, truyền thông và về đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; để phát triển dược liệu một cách đồng bộ, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân thì các cấp, các ngành phải hình thành nên được ngành công nghiệp dược phẩm, có thị trường lớn để tiêu thụ; cần phải có khuôn khổ pháp luật rõ hơn để dược liệu Việt Nam có cơ hội phát triển; phải có hình thức quảng bá giới thiệu sản phẩm từ dược liệu từ trong nước ra quốc tế.
 
Cũng theo Thủ tướng, các ngành, địa phương phải nhìn nhận lại vai trò của dược liệu để chú trọng tập trung phát triển; phát triển dược liệu phải gắn với nhu cầu thị trường; tổ chức lại ngành dược liệu ở tất cả các khâu; phải coi đây là một ngành chiến lược trong phát triển KT-XH của nước ta. Muốn làm được điều đó phải có chính sách đặc thù để phát triển dược liệu Việt Nam; các địa phương phải thu hút các dự án xây dựng nhà máy chế biến tại các vùng nguyên liệu có quy mô lớn; phải hình thành 3 trung tâm trồng và chế biến dược liệu ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam để phát triển thế mạnh của từng loại sản phẩm ở từng vùng; xây dựng chương trình KHCN về dược diệu, trong đó chú trọng phát triển nguồn zen; tăng cường mối liên kết 5 nhà; phát triển y dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại; ứng dụng KHCN vào nuôi trồng và chế biến; thúc đẩy phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn; tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về việc phòng, chữa bệnh, khai thác đi đôi với việc bảo vệ nguồn dược liệu quý...

 

Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum  
Bài viết trước:
Icon  Lãnh đạo tỉnh dự Lễ khởi công xây dựng siêu thị Co.opmart Kon Tum
Icon  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga dự Lễ trao tặng thẻ BHYT cho người dân thuộc hộ cận nghèo
Icon  Lễ Kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh và Đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh diễn ra vào tối ngày 23/4
Icon  Giao ban công tác báo chí quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2017
Icon  Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Kon Tum tổ chức gặp mặt Lưu học sinh Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay 2560
Icon  Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn Lộc Trời
Icon  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga dự Lễ trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” tỉnh lần thứ 12 năm 2017
Icon  Những chỉ đạo nổi bật của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum từ ngày 03/4 đến 07/4/2017
Icon  Ban Biên tập Cổng TTĐT tỉnh gặp mặt cộng tác viên năm 2017
Icon  Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ Giỗ tổ Hùng Vương tại Đình Lương Khế
Thông báo

Best Replica Watches audemars piguet replica

Trang chủ        |      Đăng nhập      
 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
    Chịu trách nhiệm:  Nguyễn Đăng Trình; Chức vụ: Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum. 
    Địa chỉ: 492 Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Email: vpubnd@kontum.gov.vn;vanthu-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02603862320
    Bản quyền thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum
Chung nhan Tin Nhiem Mang