Đăng nhập
Thứ 7, ngày 27 tháng 4 năm 2024 TimKiem
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
9971906
HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
10/14/2022 2:15:23 PM     
Thực hiện Công điện số 939/CĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ trên địa bàn tỉnh và theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh còn rất cao, thời gian mưa có khả năng tập trung trong đêm 14, ngày 15 và kéo dài đến ngày 16/10, với lượng mưa cả đợt đạt 100-250mm, riêng các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei có nơi trên 300mm. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng tại khu vực trũng, thấp. Ngày 14/10/2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công điện số 05/CĐ-CTUBND về tập trung khắc phục hậu quả thiên tai và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Để chủ động ứng phó tình huống thiên tai phức tạp, đặc biệt là nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và các hiện tượng thiên tai bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề cao cảnh giác, không được chủ quan, triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 939/CĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2022 về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ trên địa bàn tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống thiên tai, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, chủ động, sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đợt mưa lũ tới, tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, nhất là các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Kon Rẫy:

Tập trung theo dõi chặt chẽ, nắm chắc thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới/bão và mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin, cảnh báo kịp thời đến các tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn biết để ứng phó thiên tai, đồng thời rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất, dông lốc có thể xảy ra, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan.

Tổ chức rà soát, kiểm tra ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, khu vực nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu dân cư, trường học, trụ sở để chủ động sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm; bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ, hỗ trợ, hướng dẫn giao thông qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết để bảo đảm an toàn; không để người và phương tiện di chuyển qua các cầu treo dân sinh, ngầm, tràn, các tuyến đường sông, các tuyến đường bộ dễ xảy ra sạt lở đất, ngập sâu, nước chảy xiết... khi có mưa lũ.

Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, bảo đảm nguồn cung cầu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở; bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức hỗ trợ người dân sơ tán, cứu trợ, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, an toàn giao thông; sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, sớm khắc phục các sự cố do thiên tai gây ra. Tiếp tục rà soát, bổ sung các phương án ứng phó phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương theo phương châm “bốn tại chỗ”; đặc biệt là các trường hợp xảy ra lũ quét, sạt lở đất và mưa, bão lớn, ngập lụt kéo dài trên diện rộng; chỉ  đạo vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và hạ du.

Tổ chức trực ban để theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ, kịp thời chỉ đạo phòng chống, ứng phó thiên tai. Định kỳ vào lúc 15h00’ hằng ngày tổng hợp, báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị liên quan theo quy định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo chi tiết, cụ thể, chính xác nhất về áp thấp nhiệt đới/bão, mưa lũ, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét và thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó.

3. Sở Giao thông vận tải chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện để triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất, khắc phục các sự cố trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ bị sạt lở, tắc đường…. để đảm bảo giao thông.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo vận hành điều tiết các hồ thủy lợi bảo đảm an toàn công trình, đồng thời góp phần giảm lũ cho hạ du; rà soát, sửa chữa, khắc phục hồ đập thủy lợi bị hư hại do mưa lũ; sửa chữa, khắc phục hồ đập thủy lợi bị hư hại do mưa lũ trong thời gian qua.

5. Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan: Chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, hệ thống điện và sản xuất công nghiệp; vận hành điều tiết các hồ thủy điện bảo đảm an toàn công trình, đồng thời góp phần giảm lũ cho hạ du; có kế hoạch, phương án bảo đảm cung cầu lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa lũ; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá an toàn vận hành đập, hồ chứa thủy điện thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 114/2018/NĐCP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc các đơn vị chủ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về quản lý vận hành an toàn đập, hồ chứa và chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp do sự cố thiên tai gây ra.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi diễn biến mưa lũ, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh và cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, hạn chế thiệt hại; chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư y tế đáp ứng yêu cầu công tác y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân vùng lũ, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau lũ.

7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả; hướng dẫn các kỹ năng ứng phó thiên tai để Nhân dân biết, chủ động ứng phó.

8. Yêu cầu Chủ hồ chứa các công trình thủy điện, thủy lợi thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn hồ đập, theo dõi chặt chẽ, kịp thời tình hình mưa, lũ và rủi ro thiên tai để tổ chức vận hành an toàn tuyệt đối, góp phần cắt lũ, giảm lũ, làm chậm lũ và tránh gây đột biến cho vùng hạ du trong mùa mưa bão 2022; đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản ứng phó, các nguồn lực theo phương “châm 4 tại chỗ” để ứng phó với thiên tai trong mọi tình huống, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống thiên tai mà phải đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi; tổ chức vận hành hồ chứa an toàn tuyệt đối và hiệu quả các hồ thủy điện, thủy lợi.

9. Yêu cầu các Sở, ban ngành là thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh bám sát địa bàn được phân công, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo công tác phòng, ứng phó khi có bão, mưa lũ xảy ra; tổng hợp, báo cáo tình hình thiên tai về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

10. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh tổ chức trực ban 24/24 giờ, nắm chắc tình hình diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; theo dõi tình hình ở các địa phương, định kỳ vào lúc 16h00’ hàng ngày tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh  
Bài viết trước:
Icon  Chủ động, tập trung phòng chống mưa lũ, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh
Icon  Chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ ở động vật
Icon  Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Icon  Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 4 gây ra trên địa bàn tỉnh.
Icon  Triển khai Nghị quyết số 124/NQ-CP, ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022
Icon  Triển khai kết luận của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 17.
Icon  Tăng cường các giải pháp đảm bảo “phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”
Icon  Tập trung ứng phó với bão Noru và mưa lớn trên địa bàn tỉnh
Icon  Tăng cường kiểm soát, phòng ngừa thẩm lậu, mua bán, tàng trữ trái phép ma túy trên địa bàn tỉnh
Icon  Bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh
Thông báo

Best Replica Watches audemars piguet replica

Trang chủ        |      Đăng nhập      
 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
    Chịu trách nhiệm:  Nguyễn Đăng Trình; Chức vụ: Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum. 
    Địa chỉ: 492 Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Email: vpubnd@kontum.gov.vn;vanthu-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02603862320
    Bản quyền thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum
Chung nhan Tin Nhiem Mang