Đăng nhập
Thứ 7, ngày 20 tháng 4 năm 2024 TimKiem
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
9940817
HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
UBND tỉnh làm việc với Ban Văn hóa Xã hội - HĐND tỉnh
4/25/2014 7:46:50 AM     
Ngày 22/4/2013, Đoàn giám sát của Ban VHXH-HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về kết quả giám sát tình hình thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025 tại tại 8 xã, phường, 4 huyện, thành phố và Sở Giáo dục- Đào tạo.
UBND tỉnh làm việc với Ban Văn hóa Xã hội - HĐND tỉnh
Quang cảnh buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Lê Thị Kim Đơn –PCT UBND tỉnh cùng lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Ngọc Hồi và Thành phố Kon Tum.

Theo báo cáo của Đoàn giám sát: Các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch, chương trình để triển khai quy hoạch và đưa vào qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương đến năm 2020, định hướng đến 2025. Mạng lưới trường lớp được mở rộng đến các điểm khu dân cư vùng sâu vùng xa, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có đủ 3 cấp học (Mầm non, tiểu học và THCS), cấp huyện có trường THPT và trường Nội trú, một số huyện địa bàn rộng có phân hiệu trường THPT. Các huyện đã triển khai mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú. Đa số xã, phường thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu bổ túc văn hóa, dạy nghề, tập huấn bồi dưỡng cho nhân dân và cán bộ trên địa bàn. Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 477 cơ sở giáo dục-đào tạo. Hiện nay, toàn tỉnh có 105 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non 25 trường, đạt 21% so với Nghị quyết HĐND tỉnh; TH 54 trường, đạt 38%; THCS 20 trường, đạt 20%; THPT và nội trú 6 trường, đạt 23%).

Tỷ lệ huy động học sinh các độ tuổi ra lớp đạt khá cao: Nhà trẻ 14,7% (tăng 3,4%); Mẫu giáo 86,2% (tăng 5,7%); Mẫu giáo 5 tuổi 98,5% (tăng 0,7%); Tiểu học: 99,6% (tăng 2,9%); Trung học cơ sở: 86% (tăng 1,2%); Trung học phổ thông: 64% (tăng18,9%).Duy trì sĩ số học sinh ổn định, tình trạng bỏ học giảm.

Chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có chuyển biến. Kết quả xếp loại học lực học sinh phổ thông, kết quả thi tốt nghiệp THPT hàng năm ổn định, số lượng học sinh giỏi quốc gia, thi đỗ đại học hàng năm tăng.

Đội ngũ giáo viên không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục của ngành. Năm học 2013-2014, toàn ngành có 11.140 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 9.391 giáo viên. Tỷ lệ giáo viên/ lớp ở bậc mầm non là 1,16 GV/lớp; tiểu học là 1,38 GV/ lớp; THCS là 2,15 GV/lớp; THPT là 2,73 GV/lớp. Hầu hết giáo viên đạt trình độ chuẩn và trình độ trên chuẩn. Hàng năm ngành quan tâm bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện cho giáo viên đào tạo nâng chuẩn.

Về cơ sở vật chất: Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 5.051 phòng học. Trong đó, 2.540 phòng học kiên cố, 2.344 phòng bán kiên cố, xây dựng mới 225 phòng; tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố là 96,7% (tăng 3,7% so với năm học 2010-2011 - đầu KH 5 năm). Nhà công vụ cho giáo viên: 517 phòng, kiên cố 159 phòng, bán kiên cố 348 phòng. Phòng ở cho học sinh nội trú: 345 phòng, kiên cố 336 phòng, bán kiên cố 9 phòng. Phòng ở cho học sinh bán trú: 142 phòng, bán kiên cố 72 phòng, tạm bợ 70, mới xây dựng 28 phòng. Diện tích bình quân lớp học/học sinh là: 1,83 m2/học sinh (định mức trường chuẩn quốc gia tối thiểu là 1,5 m2/học sinh. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy được quan tâm đầu tư.

Ngân sách thực hiện qui hoạch giáo dục-đào tạo trong 3 năm là 457.512 triệu động triển khai qui hoạch từ ngân sách của trung ương, tỉnh. Các huyện đã phân bổ nguồn kinh phí để mở rộng mạng lưới trường lớp, xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa phòng học, nhà công vụ, khu hiệu bộ, nhà vệ sinh, cổng, tường rào và mua sắm trang thiết bị. Ngoài ra huy động từ nguồn xã hội hóa, bao gồm các dự án phi chính phủ, huy động trong nhân dân để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức bán trú cho học sinh. Hàng năm, các huyện, thành phố bố trí ngân sách từ 20-50 triệu đồng cho mỗi trung tâm học tập cộng đồng hoạt động. Một số xã quan tâm bố trí kinh phí chi sự nghiệp giáo dục tại địa bàn.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập đó là: (1)Việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở một địa phương chưa hợp lý gây lãng phí. Tình trạng nơi thừa nơi thiếu cục bộ phòng học thiếu phòng thí nghiệm, thực hành, thiếu nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, tường rào; một số trường được đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên nhưng không sử dụng (THCS Ya Tăng). Một số trường mầm non, tiểu học chưa đảm bảo 1 phòng học/1 lớp, nên còn khó khăn trong việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày. (2) Trung tâm học tập cộng đồng chưa được bố trí giáo viên chuyên trách theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục-Đào tạo. (3) Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn có chuyển biến nhưng chậm. Học sinh THPT bỏ học giảm nhưng vẫn còn nhiều. Vẫn còn một số giáo viên chưa đạt chuẩn cần xem xét bố trí công việc khác. Một số giáo viên còn hạn chế về phương pháp dạy học mới, năng lực quản lý, điều hành. (4)     Học sinh người DTTS tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học không được hưởng chế độ ưu đãi trong quá trình học tập, điều này không tạo được động lực học tập cho học sinh DTTS khi đang học cấp THPT; không chọn được nguồn cán bộ DTTS có chất lượng.

Tại cuộc họp các đại biểu đã thảo luận, bàn biện pháp tháo gỡ những tồn tại, bất cập trong quá trình Đoàn giám sát tại các cơ sở giáo dục. Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Lê Thị Kim Đơn-PCT UBND tỉnh ghi nhận những kết quả giám sát của Ban VH-XH, HĐND tỉnh, đồng thời đề nghị các ngành, địa phương liên quan sớm triển khai các biện pháp khắc phục trong thời gian tới./.

Ngọc Định  
Bài viết trước:
Icon  Chỉ đạo tăng cường đảm bảo an toàn tiêm chủng
Icon  Công nhận 13 xã, phường đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
Icon  UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác Tư pháp năm 2014
Icon  Quy chế phối hợp, nhiệm vụ, trách nhiệm trong báo cáo về tình hình triển khai đầu tư xây dựng và kinh doanh các dư án bất động sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Icon  Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra công tác tiếp nhận, phân bổ và tình hình chăm sóc bò giống do Qũi Thiện Tâm - Tập đoàn Vin Group tài trợ, tại huyện Đăk Tô
Icon  Triển khai “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014
Icon  Tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Icon  Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước
Icon  Trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam" cho đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh
Icon  Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1
Thông báo

Best Replica Watches audemars piguet replica

Trang chủ        |      Đăng nhập      
 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
    Chịu trách nhiệm:  Nguyễn Đăng Trình; Chức vụ: Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum. 
    Địa chỉ: 492 Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Email: vpubnd@kontum.gov.vn;vanthu-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02603862320
    Bản quyền thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum
Chung nhan Tin Nhiem Mang